Có khi nào bạn dùng sai hay có ai đó hỏi bạn Chẩn đoán hay Chuẩn đoán mới đúng Chính tả. Tiếng Việt là một ngôn ngữ vô cùng phong phú nên đôi khi sẽ bị nhầm lẫn giữa từ này và từ kia. Trong văn viết cũng sẽ bị nhầm theo văn phong nói. Dưới đây là cách phân biệt cặp từ dễ lẫn này cho các bạn tham khảo.

CHẨN ĐOÁN hay CHUẨN ĐOÁN
CHẨN ĐOÁN hay CHUẨN ĐOÁN

Thường nghe nói “bác sĩ chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân” nhưng lại thấy có báo viết “sử dụng siêu âm màu chuẩn đoán bệnh tim”. Vậy dùng từ “chẩn đoán” hay “chuẩn đoán” mới đúng?

Từ “chuẩn đoán” không hề có trong kho từ vựng tiếng Việt vì vậy các từ điển Hán Việt xưa nay chưa bao giờ thấy có từ “chuẩn đoán” mà chỉ có từ “chẩn đoán” (診 斷), trong đó “chẩn” (診) là “xem bệnh để chữa” và “đoán” (斷)là “dựa theo những gì nghe hoặc thấy được để kết luận”.

Chuẩn đón là gì?

Xét về ngữ nghĩa của “chuẩn đoán” nhiều bạn đọc giả sẽ định nghĩa được ngay. “Chuẩn” là chính xác, đúng, “Đoán” là khả năng phán đoán, nhận định về một vấn đề. Vậy suy ra “Chuẩn đoán” là từ đúng. Tuy nhiên sự thật là “Chuẩn đoán” không hề có trong kho từ điển Tiếng Việt.

Chẩn đoán là gì?

“Chẩn đoán” được định nghĩa là sự xác định tính chất và nguyên nhân của sự vật, hiện tượng, được sử dụng trong nhiều ngành qua nhiều biến thể khác nhau bằng cách sử dụng biện luận, phân tích và kinh nghiệm để phát hiện ra nguyên nhân và kết quả. (Theo Wikipedia).

CHẨN ĐOÁN hay CHUẨN ĐOÁN

Như vậy, trong các trường hợp trên đều phải dùng từ “chẩn đoán” mới đúng mà không thể dùng từ “chuẩn đoán” được.

Ngày nay các nhà báo còn dùng từ “chẩn đoán” cả trong những trường hợp đoán định các căn bệnh xã hội, như có báo đã viết: “Chống tiêu cực trong thi cử bên cạnh đánh giá đúng chất lượng giáo dục còn có ý nghĩa trong việc chẩn đoán cơn bệnh trong giáo dục để trị tận căn”.

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ ngay:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *