Tổng hợp danh sách các câu Ca Dao – Tục Ngữ Việt Nam đầy đủ nhất hiện nay. Qua đó giúp cho các bạn có thể khái quát rõ hơn về Ca dao – Tục ngữ. Cũng như biết đến các câu ca dao tục ngữ từ thời cha ông ta để lại. Và ngay sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về ca dao – tục ngữ là gì nhé.
Ca dao là gì?
Trước hết là Ca dao, là những câu thơ ca dân gian Việt Nam. Được truyền miệng dưới dạng những câu hát không thể một điệu nhất định. Và thông thường được phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ và dễ thuộc.
Và đặc biệt hơn đó chính là ca dao đã để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học. Trong đó phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ. Ngoài ra còn có các nội dung khác như: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp trong xã hội. Và tóm lại ca dao được hiểu ý nghĩa ngắn gọn là những câu thơ dân gian được truyền miệng từ ông cha ta để lại.
Tục ngữ là gì?
Khác với ca dao, thì tục ngữ lại thể hiện những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian. Về mọi mặt trong cuộc sống như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói và khuyên răn…
Với ý nghĩa ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh thường gieo vần lưng. Và đây cũng là một thể loại văn học dân gian Việt Nam. Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn của con người. Trong đó gữa hình thức và nội dung, tục ngữ có một sự gắn bó chặt chẽ. Thông thường trong một câu tục ngữ có 2 nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng.
Khác với ca dao, tục ngữ thường có vần, gồm 2 loại chính là: vần liền và vần cách.
Top các câu Ca dao – Tục ngữ Việt Nam
Và sau khi đã hiểu được ý nghĩa của Ca dao – Tục ngữ. Thì ngay sau đây Muazi Kiến Thức xin được tổng hợp lại danh sách các câu cao dao, tục ngữ của nhân dân Việt Nam chúng ta. Với danh sách này, các bạn có thể tra cứu tất cả các câu ca dao – tục ngữ của Việt Nam đầy đủ ngay sau đây.
Ă
Ăn cỗ đi trước,lội nước đi sau
Ăn kĩ no lâu,cày sâu tốt lúa.
Ăn cây nào, rào cây đó.
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
Ăn cháo,đá bát.
Ăn chưa no,lo chưa tới.
Ăn cơm mới,trò chuyện cũ
Anh em như thể tay chân
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
Ăn không ngồi rồi
B
Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
Bênh lý không bênh thân
Bốn bể mười nhà.
Bán quạt mùa đông, mua bông mùa hè.
Ba mặt một lời.
Bắt cá hai tay.
Bắt người có tóc, ai bắt kẻ trọc đầu.
Bé không vịn,lớn cả gãy cành.
Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.
Bỏ thì thương, vương thì tội.
Bóc ngắn cắn dài.
Bạn bè là nghĩa tương tri.
sao cho sau trước một bề mới yên.
C
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Cái khó ló cái khôn
Chị ngã, em nâng.
Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng.
Cọp chết để da, người ta chết để tiếng.
Cây ngay không sợ chết đứng.
Chết vinh còn hơn sống nhục.
Chết đứng còn hơn sống quỳ.
Chân cứng đá mềm.
Cái răng,cái tóc là góc con người.
Cá lớn nuốt cá bé.
Chết trong còn hơn sống đục.
Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
Cáo chết ba năm quay đầu về núi.
Của một đồng, công một nén.
Chuột sa chĩnh gạo.
Chung lưng đấu sức
Chân yếu tay mềm
Chớ dung kẻ gian, chớ oan người ngay
Con hơn cha là nhà có phúc
Con không nghe mẹ nghe cha, mắm không ưa muối thì ắt là đổ đi
Con có cha như nhà có nóc
Cày sâu cuốc bẫm
Còn nước, còn tát
Của ăn của để
Cãi thầy núi đè
Đ
Đói cho sạch, rách cho thơm.
Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Đèn nhà ai nhà nấy rạng.
Đi với phật thì mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy.
Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ.
Đổi trắng thay đen.
Đúng mũi chịu sào.đa đa ích thiện
Đã nghèo còn mắc cái eo
G
Gieo gió gặt bão
Góp gió thành bão
Giấy rách phải giữ lấy lề.
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Giận quá mất khôn.
Gừng càng già càng cay.
Ghét của nào trời trao của nấy.
Gậy ông đập lưng ông.
Gạo chợ,nước sông,củi đồng,nồi đất.
Giấu đầu hở đuôi.
Gừng cay muối mặn
Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét.
K
Khôn đâu tới trẻ, khỏe đâu tới già.
Khôn không qua lẽ, khỏe chẳng qua lời.
Khôn nhà dại chợ.
Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.
Không làm sao nên.
Kính lão đắc thọ.
Kính trên nhường dưới.
Không có lửa làm sao có khói.
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
L
Lá rụng về cội
Lá lành đùm lá rách
Liệu cơm gắp mắm.
Lùi một bước tiến ngàn dặm
Lửa thử vàng, gian nan thử sức
Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Lời nói là đọi máu, lời nói là gói vàng
Lòng tham vô đáy
M
Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Một điều nhịn chín điều lành .
Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
Môi hở răng lạnh.
Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
Một con chim én không làm nên mùa xuân.
Một câu nhịn, chín câu lành .
Mất lòng trước, được lòng sau.
Muốn gì được nấy
Mạnh vì gạo, bạo vì tiền.
Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Muốn ăn thì lăn vào bếp.
Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học..
Một mặt người bằng mười mặt của.
Mềm nắn, rắn buông.
Mềm quá thì yếu, cứng quá thì gãy.
Một người biết lo bằng kho người làm.
Mũi dại, lái phải chịu đòn.
Muốn ăn cá cả phải thả câu dài.
Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên.
Mau sao thì nắng,vắng sao thì mưa
Mưa tháng ba hoa đất, mưa tháng tư hư đất
Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây bão cũng giật
Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ
Mưa dầm thấm lâu
Miếng ăn là miếng nhục
Một miệng thì kín, chín miệng thì hở
Mèo què bị trận chó đòi
Mất lòng thánh, được lòng thần
N
Năng làm thì nên.
Nước chảy về nguồn, lá rụng về cội.
Nước lã không khuấy nên hồ.
Nước đến chân mới nhảy
Nước chảy đá mòn.
Nói có sách, mách có chứng.
No mất ngon, giận mất khôn.
Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm
Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột
Người sống hơn đống vàng.
Nghèo sinh bệnh, giàu sinh tật.
Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.
Nhất canh trì,nhị canh viên, tam canh điền
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
Nhất thì, nhì thục
Người ta là hoa đất
Người thanh tiếng nói cũng thanh, chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu
Nước lã mà vã nên hồ, tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan
Nhất quỷ, nhì ma ,thứ 3 học trò.
O;Ơ
Oán không giải được oán
Oan có đầu, nợ có chủ
Oan oan tương báo , dỉ hận miên miên
Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Ở chọn nơi, chơi chọn bạn
P
Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Phúc bất trùng lai, hoạ vô đơn chí.
Phú quý sinh lễ nghĩa , bần cùng sinh đạo tặc
Q
Quả báo nhãn tiền
Quân tử nhất ngôn
R
Rau nào sâu nấy.
Ruộng bề bề chẳng bằng nghề trong tay.
Rừng nào cọp nấy
Rừng vàng biển bạc
S
Sinh nghề tử nghiệp
Sinh lão bệnh tử
Sông có khúc, người có lúc
Sóng Trường Giang, sóng sau đập sóng trước
Sai một li đi một dặm
Sông sâu sóng cả chớ ngã tay chèo
Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó
Sáng ướt áo, trưa ráo đầu
T
Tấc đất tấc vàng
Tai vách mạch rừng
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
Tiên học lễ hậu học văn
Tiền nào của nấy
Tốt danh hơn lành áo
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Tham giàu phụ khó, tham sang phụ bần
Thất bại là mẹ thành công
Thắng làm vua thua làm giặc
Thương người như thể thương thân
Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa
Trâu chậm uống nước đục
Thắng không kiêu, bại không nản
Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược
Thẳng như ruột ngựa
Thùng rỗng kêu to
Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
Thua keo này bày keo khác
Thích thì vô không thích thì vô
V
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn.
Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm.
Vàng thật không sợ lửa.
Vạch áo cho người xem lưng.
Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm.
Vắt cổ chày ra nước.
Vắt chanh bỏ vỏ.
Vặt đầu cá, vá đầu tôm.
Vẽ đường cho hươu chạy.
Việc người thì sáng, việc mình thì quáng.
Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.
Vỏ quít dày, móng tay nhọn.
Vong ân bội nghĩa.
Vừa ăn cướp, vừa la làng.
Vụng múa, chê đất lệch.
Vơ đũa cả nắm.
X
Xa mặt cách lòng.
Xa nhà cách trường.
Xanh vỏ đỏ lòng.
Y
Yêu nhau yêu cả đường đi ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng
Yêu nên tốt, ghét nên xấu
Yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười
Yêu nhau lắm, cắn nhau đau
A – Ă – Â
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
Ai đưa con sáo sang sông,
Để cho con sáo sổ lồng bay ra.
Anh về học lấy chữ hương,
Chín trăng em đợi, mười thu em chờ.
Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
Anh đi anh nhớ non buồi
Nhớ sông Vị Thủy, nhớ người còn trinh
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.
Ai về Hà Tĩnh thì về,
Mặc lụa chợ Hạ, uống chè hương sen.
Ai về Tuy Phước ăn nem,
Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm.
Ai về đến huyện Đông Anh,
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
Cổ Loa hình ốc khác thường,
Trải qua năm tháng, nẻo đường còn đây.
Anh hùng là anh hùng rơm,
Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng.
Ai về tôi gửi buồng cau,
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Ai về nhớ Vải Ninh Hòa,
Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê,
Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu Khê,
Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào.
Ai về Nhượng Bạn thì về,
Gạo nhiều, cá lắm, dễ bề làm ăn.
Anh ơi! Cố chí canh nông
Chín phần ta cũng dự trong tám phần
Hay gì để ruộng mà ngăn,
Làm ruộng lấy lúa,chăn tằm lấy tơ.
C
Cây cao thì gió càng lay ,
Càng cao danh vọng càng đầy gian nan.
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
D
Dã tràng se cát biển đông,
Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì.
Dù ai nói ngả nói nghiêng,
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Dạy con từ thuở còn thơ,
Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về.
Dù em con bế con bồng,
Thi đua yêu nước quyết không lơ là.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
Dao cau rọc lá trầu vàng
Mắt anh anh liếc,mắt nàng nàng đưa.
Ai về đến huyện Sa Pa
Nhớ xem phong cảnh nóc nhà Đông Dương
Đ
Đi cho biết đó biết đây,
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
Con gái nói có là không,
Nói yêu là ghét, nói buồn là vui.
Đàn ông đi biển có đôi,
Đàn bà đi biển mồ côi một mình.
Đời người có một gang tay,
Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.
Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi,
Mà chỉ khó vì lòng người ngại núi e sông.
Đa tình thì vướng nợ tình,
Trách người đã vậy, trách mình sao đây !
Đã cam quấn quít má đào,
Những mong chim nhạn mai trao chỉ hồng.
Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ.
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai ?
Buồn trông chênh chếch sao Mai.
Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?
Đôi ta bắt gặp nhau đây,
Như con bò gầy gặp bãi cỏ hoang.
Đôi ta như tượng mới tô,
Như chuông mới đúc, như chùa mới xây.
Đôi ta như lửa mới nhen,
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.
Đôi ta như rắn liu điu,
Nước chảy mặc nước, ta dìu lấy nhau.
Đôi ta như ruộng năm sào,
Cách bờ ở giữa làm sao cho liền?
Đôi ta như thể đồng tiền,
Đồng sấp, đồng ngửa, đồng nghiêng, đồng nằm.
Đôi ta như thể con bài,
Đã quyểt thì đánh, đừng nài thấp cao
Đôi ta như đá với dao,
Năng siếc, năng sắc, năng chào, năng quen.
Đôi ta như ngãi Phan Trần,
Khi xa ngàn dặm, khi gần bên đôi.
Đôi ta như rượu với nem,
Đang say ngây ngất, ai dèm chớ xa.
Đôi ta như lúa đòng đòng,
Đẹp duyên nhưng chẳng đẹp lòng mẹ cha
Đôi ta như chỉ xe ba,
Thầy mẹ xe ít, đôi ta xe nhiều.
Đêm nằm lưng chẳng tới giường,
Trông cho mau sáng ra đường gặp em.
Đi ngang thấy ngọn đèn chong chóng,
Thấy em nho nhỏ, muốn bồng mà ru.
Đường dài ngựa chạy biệt tăm,
Người thương có nghĩa trăm năm cũng về.
Đầu năm ăn quả thanh yên,
Cuối năm ăn bưởi cho nên đèo bòng.
Vì cam cho quýt đèo bòng,
Vì em nhan sắc cho lòng nhớ thương.
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng:
Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?
Trầu vàng nhá lẫn cau xanh,
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời.
Đói lòng ăn nửa trái sim,
Uống lưng bát nước đi tìm người thương
Người thương, ơi hỡi, người thương,
Đi đâu mà để buồng hương lạnh lùng.
Đôi ta cùng bạn chăn trâu,
Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hang.
Bao giờ cho gạo bén sang,
Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh.
Đường xa thì thật là xa,
Mượn mình làm mối cho ta một người.
Một người mười tám đôi mươi,
Một người vừa đẹp vừa tươi như mình.
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà,
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn.
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn,
Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.
Đêm qua vật đổi sao dời,
Tiếc công gắn bó nhỡ lời giao đoan.
Đêm qua trời sáng trăng rằm,
Anh đi qua cửa em nằm không yên.
Mê anh chẳng phải mê tiền,
Thấy anh lịch sự có duyên dịu dàng.
Thấy anh em những mơ màng,
Tưởng rằng đây đấy phượng hoàng kết đôi.
Thấy anh chưa kịp ngỏ lời,
Ai ngờ anh đã vội dời gót loan.
Thiếp tôi mê mẩn canh tàn,
Chiêm bao như thấy anh chàng ngồi bên.
Tỉnh ra lẳng lặng yên nhiên,
Tương tư bệnh phát liên miên cả ngày.
Nghĩ rằng duyên nợ từ đây,
Xin chàng hãy lại chơi đây chút nào.
Cho thiếp tỏ thiệt thấp cao!
Đợi chờ trúc ở với mai,
Đợi chờ anh ở với ai chưa chồng.
Đi qua nghiêng nón, cúi lưng,
Anh không chào, em không hỏi, vì chưng đông người.
Đôi ta thương mãi nhớ lâu,
Như sông nhớ nước, như nhành dâu nhớ tằm.
Đấy, đây xứng đáng cũng vừa,
Xin đừng kén chọn lọc lừa nơi nao.
Đu đủ tía, giềng giềng cũng tía,
Khoai lang ngâm, ngọn mía cũng giâm.
Củi kia chen lẫn với trầm,
Em giữ sao cho khỏi, kẻo lầm, bớ em!
Đi đâu bỏ nhện giăng mùng,
Bỏ đôi chiếu lạnh, bỏ phòng quạnh hiu!
Đại Hoàng phong cảnh hữu tình,
Của nhiều đất rộng gái xinh trai tài.
Đố ai lặn xuống vực sâu,
Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa.
Đố ai bắt chạch đằng đuôi,
Bắt chim đầu cánh, bắt người trong trăng.
Đố ai biết đá mấy hòn,
Tua rua mấy chiếc, trăng tròn mấy đêm.
Đố ai lượm đá quăng trời,
Đem gầu tát biển, ghẹo người trong trăng.
Đom đóm bay ra, trồng cà tra đỗ,
Tua rua bằng một, cất bát cơm chăm.
Tháng tư mua nứa đan thuyền,
Tháng năm tháng sáu gặt miền ruộng chiêm.
Đố ai tát bể Đông Khê,
Tát sông Bồ Đề, trăng tròn mấy đêm.
Đông Thành là mẹ là cha,
Đói cơm rách áo thì ra Đông Thành.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Ai vô xứ Nghệ thì vô!
Đường lên Mường Lễ bao xa?
Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh.
Đường lên xứ Lạng bao l
Kết luận
Như vậy trên đây Muazi.vn đã chia sẻ với các bạn về Ca dao – Tục Ngữ. Cũng như danh sách các câu ca dao – tục ngữ Việt Nam đầy đủ nhất. Hi vọng với các thông tin trên đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về ca dao và tục ngữ trong văn học Việt Nam.